Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo
MÔN: TOÁN
Đề 1:
1. Viết số sau:
Số gồm 5 nghìn, 6 trăm
Số gồm 9 nghìn, 9 trăm, 8 đơn vị.
2. Tính giá trị biểu thức:
a)165 : 5 + 4 90
b) 153 + 7153 + 53 x2
3.Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
a) 8m 6dm ..... 860 cm c) 7m 30cm .... 703 cm
b) 9m 6cm .....96 cm d) 3dm 4cm ....3dm 40 cm
4. Tìm x?
a) x – 935 = 2796 - 764 c) 125 - x = 35 : 5
b) 135 - x = 45 d)x - 232 2 = 400
5. Có một số quyển vở được xếp đều vào 6 thùng, mỗi thùng có 320 quyển vở. Hỏi có tất cả bao nhiêu quyển vở ? Nếu một thùng đựng được gấp đôi thì sẽ có bao nhiêu thùng?
6.Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 18 m, biết chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi thửa ruộng đó.
7. Để đánh số trang một cuốn sách dày 150 trang, ta cần dùng bao nhiêu chữ số?
Đề 2:
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6):
Câu1.Số liền sau của 5789 là:
A. 5787 B. 5788 C. 5780D. 5790
Câu2. Mỗi thùng dầu chứa 350 lít dầu. Vậy 4 thùng dầu chứa được số lít dầu là:
A. 1500 lít B. 1400 lít C.7500 lít D.1300 lít
Câu3. Số lớn nhất trong các số: 3246; 3258, 3209, 3289, là:
A. 3289 | B. 3246 | C. 3209 | D. 3258 |
Câu4. Chu vi của hình vuông là 48cm, vậy cạnh hình vuông là:
|
|
|
|
Câu5. Giá trị của x trong biểu thức x : 5 = 2645 – 805 là:
A. 368 | B. 367 | C. 376 | D. 386 |
Câu6. Chu vi hình chữ nhật là 20 m, chiều rộng là 3m, vậy chiều dài là:
A. 23m B. 7m C . 17 m D. 60m
Câu 7: Đặt tính rồi tính :
3807 + 30696483–1456 114 x 6 650 : 4
Câu8. Một đoàn xe gồm một xe đầu chở 720kg hàng. 3 xe sau, mỗi xe trở được 650kg hàng. Hỏi cả đoàn xe đó chở được bao nhiêu kg hàng?
Câu9.Số chia là số chẵn lớn nhất có một chữ số. Thương là 235, số dư là số dư lớn nhất có thể có. Tính tổng của số bị chia, số chia, thương và số dư.
MÔN: TIẾNG VIỆT
Đề 1:
. Đọc thầm và làm bài tập: Tình bạn Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:
Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp. Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:
Theo Mẹ kể con nghe |
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
- Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì?
- Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.
- Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.
- Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.
- Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân?
- Vì Cáo nhìn thấy Cún con.
- Vì Cáo già rất sợ sư tử.
- Vì Cáo già rất sợ Cún con.
- Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn?
- Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
- Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.
- Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.
- Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì?
- Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì?
- Trong câu: “ Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi.” Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào?
A. Dùng từ chỉ người cho vật.
B. Dùng từ hành động của người cho vật.
C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.
- Vì sao Cún cứu Gà con
A. Cún ghét Cáo B. Cún thương Gà con C . Cún thích đội mũ sư tử
- Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài.
- Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây:
Vịt con đáp
- Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
2. Tập làm văn
Trong giai đoạn dịch bệnh cúm Covid-19 đang lây lan, chúng ta nên tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức khỏe của bản thân. Em hãy kể lại việc tập thể dục buổi sáng của em.
Đề 2:
Bài 1: Chính tả
a) Điền vào chỗ chấm l hay n trong đoạn văn sau:
Mùa ...... ắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn .... ứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió ........ắm giông như thế, cây đứng ....ẻ khó mà chống chọi ....ổi.
Bài 2: Luyện từ và câu
a) Tìm những từ cùng nghĩa với từ tổ quốc
b) Đọc những dòng thơ sau:
- Phì phò như bễ
Biển mệt thở rung.
- Ngàn con sóng khoẻ
Lon ta lon ton.
- Tìm những sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ trên.
- Tìm từ thể hiện sự nhân hoá đó .
Bài 3: Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục. Năm nay nhờ chăm chỉ luyện tập kết quả học tập của Tuấn về thể dục đã khá hơn nhiều. Để học tốt môn này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng hơn nữa.
Bài 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm sau?
- Các em nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình.
- Khi còn bé, Anh-xtanh rất tinh nghịch.
Bài 5: Tập làm văn
Đề bài:Em hãy viết một đoạn văn kể về một miền quê hoặc một thành phố mà em biết.